Tiêu chuẩn 4. Chiến lược giảng dạy và học tập
|
1. Giảng viên được khuyến khích sử dụng phương pháp giúp sinh viên học tập bằng hành động. Học tập bằng hành động là một quá trình học hỏi và suy nghĩ, cân nhắc liên tục, có sự hỗ trợ của bạn cùng học, nhằm mục đích tạo ra việc học tập có chất lượng ở sinh viên. Thông qua phương pháp này, các giảng viên có thể chia sẻ với nhau thông qua việc giải quyết các vấn đề thực tế và thông qua kinh nghiệm của bản thân. Việc xây dựng chương trình học tập bằng hành động là nhằm vào mục đích cải tiến việc học tập cũng như môi trường học tập của sinh viên. (2.14) 2. Học tập có chất lượng được định nghĩa ở đây là sự chủ động tìm tòi kiến thức do chính sinh viên thực hiện, chứ không đơn thuần là sự tiếp thu những kiến thức do giảng viên cung cấp. Đây là một quan điểm học tập có chiều sâu, qua đó sinh viên tự tạo ra ý nghĩa và sự hiểu biết về thế giới. Theo quan điểm này thì việc giảng dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc học tập.(4.1) 3. Mục đích của giáo dục bậc đại học là hướng vào sinh viên. Chất lượng học tập vì thế phụ thuộc phần lớn vào phương pháp học tập của sinh viên. Cho nên, điều này lại phụ thuộc vào quan niệm của người học rằng họ biết gì về việc học của mình cũng như những chiến lược học tập nào mà họ sẽ sử dụng. (4.2) 4. Chất lượng học tập phụ thuộc vào việc áp dụng các nguyên tắc phù hợp cho việc học ở tuổi trưởng thành. Người học trưởng thành học tập tốt nhất trong môi trường thoải mái, có sự hợp tác, hỗ trợ và thân thiện. Đó là môi trường phù hợp giúp cho người học ở tuổi trưởng thành học tập một các sâu sắc. (4.3) 5. Để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong học tập, các giảng viên cần: a. Tạo ra một môi trường giảng dạy-học tập sao cho mỗi người học đều tham gia vào quá trình học tập một cách có ý thức. b. Cung cấp những chương trình đào tạo linh hoạt nhằm giúp người học chọn lựa nội dung học phần, thứ tự các học phần trong chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, phương thức và thời gian học tập sao cho có ý nghĩa nhất đối với từng người. (4.9) 6. Để kích thích sự say mê và các giá trị đối với việc học tập, đồng thời tạo cơ hội phát triển trí tuệ cho người học, các giảng viên cần tạo ra những cơ hội học tập và giao lưu trong đó người học có thể tham gia hết mình cả về trí tuệ lẫn tình cảm. (4.10) |
|
• Khả năng tự khám phá tri thức. Người học cần có kỹ năng nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tư liệu do chính mình thu thập, đồng thời hiểu được các chiến lược học tập khác nhau để có thể lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho từng nhiệm vụ học tập cụ thể. • Khả năng ghi nhớ kiến thức. Sử dụng phương pháp học tập nhấn mạnh hiểu biết hơn là trí nhớ sẽ giúp người học nhớ kiến thức lâu hơn. • Khả năng nhận biết mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới. Chất lượng học tập luôn luôn đòi hỏi người học phải tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. • Khả năng sáng tạo sự hiểu biết mới. Một người học đạt chất lượng phải biết nhận ra mối quan hệ giữa khối kiến thức của người khác đã học với kinh nghiệm của chính bản thân mình, cũng như với những gì mình đã được học trước đó để hình thành nên những nhận thức mới. • Khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề • Khả năng diễn đạt kiến thức của mình cho người khác. Việc học tập đạt chất lượng khi người học có khả năng hình thành cũng như diễn đạt một cách rõ ràng và chặt chẽ những suy nghĩ và hành động độc lập của mình. • Sự say mê học hỏi. Việc học tập đạt chất lượng khi người học có quan điểm học tập suốt đời.
• Chất lượng học tập chỉ đạt được khi người học sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập – cả về mặt nhận thức lẫn tình cảm. • Chất lượng học tập chỉ đạt được khi người học có lý do để học. • Chất lượng học tập chỉ đạt khi người học biết liên hệ với các kiến thức đã học. • Chất lượng học tập chỉ đạt được khi người học chủ động trong suốt quá trình học tập. • Chất lượng học tập chỉ đạt được khi khi người học được học trong một môi trường học tập với đầy đủ sự hỗ trợ.
|
|
• Các giảng viên của khoa có chia sẻ cùng một chiến lược dạy và học hay không? Chiến lược này có phù hợp không? • Khoa có tăng cường sự đa dạng của môi trường học tập không, bao gồm cả việc trao đổi chương trình? • Việc giảng dạy do các khoa/bộ môn khác đảm nhận có đạt yêu cầu? • Các phương pháp giảng dạy/hướng dẫn hiện đang sử dụng (tổ chức việc tự học cho sinh viên, sĩ số lớp, tổ chức các seminars, các buổi thực hành) có mang đến sự hài lòng hay không? • Công nghệ được sử dụng để hỗ trợ giảng dạy như thế nào? • Các chiến lược dạy và học được đánh giá như thế nào? Các phương pháp được lựa chọn có phù hợp với kết quả học tập mong đợi của các học phần không? Các phương pháp sử dụng có đa dạng không? • Có bất cứ khó khăn nào (về sĩ số lớp, tài liệu học tập, kỹ năng của giảng viên) gây cản trở nhà trường trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mà nhà trường mong muốn áp dụng hay không? Nếu hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động cốt lõi của trường: • Sinh viên thực sự bắt đầu nghiên cứu từ lúc nào trong chương trình học? • Mối liên hệ qua lại giữa học tập và nghiên cứu được thể hiện ra sao trong chương trình? • Kết quả nghiên cứu được đưa vào chương trình như thế nào? Một khía cạnh cụ thể của chiến lược dạy và học là tạo điều kiện thực hành cho sinh viên. Hãy mô tả vai trò của thực tập/thực tế trong chương trình đào tạo: • Thực tập-thực tế có phải là một phần bắt buộc của chương trình đào tạo hay không? • Số tín chỉ dành cho việc thực tập-thực tế? • Việc thực tập-thực tế của sinh viên có cần tuân theo các tiêu chí cụ thể được nêu rõ từ trước hay không? • Việc chuẩn bị cho thực tập-thực tế trong chương trình (cả về nội dung, phương pháp lẫn kỹ năng) được thực hiện như thế nào? • Mức độ yêu cầu của việc thực tập-thực tế có chấp nhận được không? • Việc thực tập-thực tế có bị “nghẽn cổ chai” không? Nếu có thì nguyên nhân là do đâu? • Sinh viên được hướng dẫn thực tập như thế nào? • Sinh viên được đánh giá ra sao? |
|
• Chiến lược dạy và học • Minh chứng cho việc học tập bằng hành động chẳng hạn như đề án, đề tài, thực tập, bài tập nghiên cứu, tham gia thực tế tại cơ sở, v.v… • Ý kiến phản hồi của sinh viên • Hệ thống học trực tuyến • Bản đề cương chi tiết học phần |
-
Lễ trao tặng Biểu trưng của Trường Đại học Cần Thơ cho Giáo sư Patrick Kestemont, Trường Đại học Namur (Vương quốc Bỉ)
Ngày 26/4/2023, Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức lễ trao Biểu trưng của Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ cho GS.TS. Patrick Kestemont, Giám đốc Viện nghiên cứu Sự sống, Khoa học và Môi trường, Khoa Khoa học, Trường Đại học Namur, Vươ...
-
[GREENFEED X CTU] Career Day “TIẾP CẬN NHÀ TUYỂN DỤNG HIỆU QUẢ”
[GREENFEED X CTU] Career Day “TIẾP CẬN NHÀ TUYỂN DỤNG HIỆU QUẢ” Với mong muốn nâng cao kiến thức và trang bị các kỹ năng để các sinh viên đang theo học tại Đại học Cần Thơ tiếp cận và chinh phục nhà tuyển dụng hiệu quả trong tương lai, GREENFEED sẽ t...
-
Lễ trao Biểu trưng của Trường Đại học Cần Thơ cho Giáo sư Tiến sĩ Marie-Louise Scippo, Trường Đại học Liège (Vương quốc Bỉ)
Sáng ngày 03/03/2023, Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức lễ trao Biểu trưng của Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ ghi nhận sự đóng góp của GS.TS. Marie-Louise Scippo của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu cơ bản và Ứng dụng về Động vật, Sức kh...
-
Sinh viên Huỳnh Nguyễn Nguyên Hạ (Lớp Nuôi trồng Thủy sản - Chương trình Tiên tiến) tham gia khoá thực tập tại công ty Greenfish AG, Thụy Sĩ
Một trong những mục tiêu quan trọng của Ngành nuôi trồng thủy sản - Chương trình tiên tiến là ngoài kiến thức chuyên môn, còn trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng thông thạo tiếng Anh để làm việc tại các cơ sở đào tạo và các công ty ngoài nước. Do...
-
Đại hội Công Đoàn bộ phận Trường Thuỷ sản.
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN BỘ PHẬN TRƯỜNG THỦY SẢN NHIỆM KỲ 2023-2028 Ngày 09 tháng 01 năm 2023, Trường Thủy Sản đã tổ chức Đại hội Công đoàn bộ phận - Trường Thủy Sản nhiệm kỳ 2023 – 2028. Đại hội có sự tham gia của đại diện Ban Chấp hành Công đoàn Trường Đạ...
- Thành lập TRƯỜNG THỦY SẢN thuộc Trường Đại học Cần Thơ.
- Trần Xuân Lợi (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ) đoạt giải thưởng Rieger 2022.
- Tọa đàm Trực tuyến Thường kỳ 6/2022: Khoa học và Công nghệ trong Phát triển Bền vững Thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Khai trương hoạt động dự án “Mô hình trình diễn hệ thống nuôi thủy sản công nghệ cao cho đào tạo, nghiên cứu và phát triển – DEMAASERD”.
- Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ tổ chức thành công Hội nghị Khoa học Thủy sản 2020.
- Hội nghị quốc tế “Thủy sản trong điêu kiện biến đổi khí hậu: Tác động và thích ứng cho sự phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”