Danh sách các đề tài hợp tác Quốc tế được Khoa Thủy sản tiến hành

 

 1. Nuôi Artemia trên ruộng muối: nghiên cứu tương tác dinh dưỡng môi trường đất và nước trong ao nuôi, cải thiện công tác khuyến ngư (Giai đoạn 1: 1998-2002) và Môi trường nước và quản lý vi sinh trong nuôi trồng thủy sản – quản lý môi trường nuôi Artemia và cua biển (Giai đoạn 2: 2002-2007) (VLIR-R1.1)
- Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Hòa
- Mục tiêu: Quản lý môi trường nuôi Artemia để gúp cải thiện năng suất thu trứng bào xác; cái tiến hoạt động khuyến ngư trên địa bàn Vĩnh châu-Bạc lieu

2. Mô hình kinh tế - sinh học của trại sản xuất giống tôm càng xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt BIO-ECO)
- Chủ nhiệm: Lê Xuân Sinh
- Mục tiêu: Xây dựng mô hình kinh tế - sinh học trong phân tích hệ thống sản xuất của trại sản xuất giống Tôm Càng Xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật (năng suất tôm giống) và hiệu quả kinh tế (lợi nhuận của người sản xuất giống), tạo tiền đề cho việc hạ giá tôm giống bán cho người nuôi thông qua việc quản lý quá trình vận hành trại sản xuất giống TCX ở địa bàn nghiên cứu.

3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi ghép cá rô phi và tôm sú trong mô hình nuôi tôm trên ruộng ở ĐBSCL  (Effects of Stocking Density of Tilapia to Shrimp Culture on the Rice Fields in the Mekong Delta, Vietnam)
- Chủ nhiệm: Trần Ngọc Hải
- Mục tiêu: Đề tài nhằm xác định được tỷ lệ ghép cá rô phi và tôm sú thích hợp trong mô hình tôm – lúa luân canh để góp phần phát triển mô hình nuôi thủy sản kết hợp và bền vững ở ĐBSCL

4. Cải tiến thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi trồng thuỷ sản qui mô nhỏ (Việt Nam, Campuchia và Úc)
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Phương và Trần Thị Thanh Hiền
- Mục tiêu: Dự án này là cải thiện thức ăn và phương pháp cho ăn cho các loài cá nuôi nước ngọt (cá da trơn - Pangasius hypophthalmus và cá rô phi - Oreochromis niloticus) ở Việt Nam, Cambodia và Úc (cá chẽm: Lates calcarifer).

5. EUNETH011DTAO: Khôi phục “tính kiên định” của cư dân và nguồn lợi thủy sản ven biển: sinh cảnh sống, đa dạng sinh học và phương thức khai thác bền vững (RESCOPAR)
- Chủ nhiệm: Nguyễn Anh Tuấn
- Nhằm hiểu“tính kiên định” về mặt xã hội của đời sống cư dân sống dựa vào thủy sản; sinh thái vùng nuôi tôm và cộng đồng làm nghề thủy sản trong rừng ngập và các hệ sinh thái ven biển; phương tiện và sự tiếp cận thông tin cho những người lập chính sách/ra quyết định nhằm hiểu sự căn bằng trong sử dụng nguồn lợi; khuyến khích sự tham gia và minh bạch trong ra quyết định và vị trí của các thành viên liên quan đến công cụ quản lý; và tìm hướng phát triển bền vững.

6. Cấu trúc quần thể và đặc điểm sinh học sinh sản của Ốc Len Cerithidea obtusa tại vùng rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau (NAGAO)
- Chủ nhiệm: Ngô Thị Thu Thảo
- Mục tiêu: Xác định cấu trúc và đặc điểm  bổ sung quần thể ốc len; Xác định chu kỳ sinh sản và biến động sinh hóa của Ốc len

7. Đánh giá ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản lên sự đa dạng của nhóm động vật có vỏ (shellfish) trong rừng ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Chủ nhiệm: Vũ Ngọc Út
- Mục tiêu: Nhằm đánh giá sự đa dạng và ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản lên sự đa dạng của nhóm động vật có vỏ (giáp xác và nhuyễn thể) làm cơ sở cho việc bảo vệ nguồn lợi của nhóm này trong hệ sinh thái rừng ngập mặn

8. Cải tiến năng suất ương, nuôi cá bằng thức ăn tự nhiên gây nuôi từ nước thải hầm ủ biogaz từ bèo lục bình (Tiểu dự án thuộc dự án Bèo Lục Bình)
- Chủ nhiệm: Vũ Ngọc Út
- Mục tiêu: Giúp các hộ nông dân nhỏ có thể sử dụng các phụ phẩm của quá trình sản xuất biogaz để nâng cao sản lượng thủy sản một cách bền vững.

9. EUDEMA004DTAO: Đào tạo và nghiên cứu về sinh lý động vật Thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. (Training and Research on physiological constraints in aquaculture in the Mekong delta region - PhysCAM)
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Phương
- Mục tiêu: Phát triển những nghiên cứu cơ bản về sinh lý học cây trồng và vật nuôi nhằm ứng dụng trong phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững nghề nuôi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; và tạo sự cộng tác về các nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh lý giữa Đại học Aarhus (Đan Mạch và Đại học Cần Thơ)

10. ASJAPAN009NCUU: Bước đầu nghiên cứu nguồn lợi thủy sản và các hoạt động bảo tồn nguồn lợi của người dân địa phương (Basic study on the aquatic fauna and flora, and conservation activities participated in by local residents)
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Phương và Trần Đắc Định
- Mục tiêu: Cập nhật thành phần loài cá phân bố ở ĐBSCL

11. Nuôi kết hợp ốc len (Cerihidea obtusa) và sò huyết (Anadara granosa) trong vùng rừng ngập mặn ven biển ĐBSCL (SEARCA)
- Chủ nhiệm: Ngô Thị Thu Thảo
- Mục tiêu: Xác định khả năng nuôi kết hợp ốc len và sò huyết trong vùng rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và tận dụng diện tích

12. AMUSA1899NCUU: Phát triển thức ăn thay thế cá tạp nước ngọt để nuôi thủy sản ở Vùng Lưu vực Sông Mê Kông (Campuchia và Việt Nam): Sinh kế, sản xuất và thị trường
- Chủ nhiệm: Trần Thị Thanh Hiền
- Mục tiêu: Xác định khả năng sử dụng một số nguồn protein thực vật để chế biến thức ăn cho cá lóc đen và cá lóc bông nhằm hạn chế sử dụng cá tạp và bột cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

13. AMUSA1899NCUU: Phát triển thức ăn thay thế cá tạp nước ngọt để nuôi thủy sản ở Vùng Lưu vực Sông Mê Kông (Campuchia và Việt Nam): Sinh kế, sản xuất và thị trường
- Chủ nhiệm: Lê Xuân Sinh
- Mục tiêu: Nhằm nghiên cứu sử dụng hiệu quả nguồn thủy sản nuớc ngọt có giá trị thấp, bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt và  phát triển thức ăn chế biến thay thế cá tạp nước ngọt làm thức ăn cho cá nhóm cá ăn động vật.

14. EUENGL090409NCUU: Hỗ trợ phát triển giống cá tra chất lượng cao ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Phương
- Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực ở cơ sở để đánh giá chất lượng di truyền con giống và tăng cường liên kết giữa tư nhận và nhà nước trong việc cải thiện chất lượng giống.

15. Phát triển và thực hiện các giải pháp nuôi tốt cho cá tra và cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Phương
- Mục tiêu: Nhằm phát triển qui trình nuôi cá tra tốt hơn để ứng dụng vào sản xuất nhằm cải thiện tính bền vững và giảm rui ro của nghề nuôi cá tra

16. Nghiên cứu nuôi trồng rong biển với các độ mặn khác nhau (Experiments on seaweed culture at different salinities)
- Chủ nhiệm: Trần Ngọc Hải
- Mục tiêu: Nhằm xác định được đối tượng rong biển tiềm năng để nuôi trồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long

17. Ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đến nghề nuôi thủy sản (Aquaclimate)
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Phương và Trương Hoàng Minh
- Mục tiêu: Nhằm đánh giá được những tác động của biến đổi khí hậu lên nuôi cá tra và tôm sú qui mô nhỏ ở ĐBSCL; và đưa ra những giải pháp cho các nhà hoạch định chính sách có thể giúp lập hoạch định những chiến lược phát triển vùng nuôi một cách thích hợp

18. Nuôi trồng Thủy sản bền vững đáp ứng chuẩn thương mại (Sustaining ethical Aquaculture trade – SEAT)
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Phương
- Mục tiêu: Dự án nhằm tìm hiểu và quảng bá chi tiết về hiện trạng sản xuất thủy sản ở Châu Á và đặc tính chuỗi thị trường của hệ thống sản xuất qua những nghiên cứu đa ngành; xây dựng các chỉ số đánh giá tính bền vững có tính rõ ràng và cải tiến về các hệ thống nuôi thủy sản quan trọng; cải thiện tính bền vững và chuẩn chất lượng của các đối tượng sản xuất thủy sản quan trọng; và tăng cường liên kết giữa sản xuất, khoa học, thương mại giữa Châu Á và Châu Âu.

19. Đẩy mạnh sự tác động của diễn đàn Nuôi trồng thủy sản ASEM – cầu nối trong nuôi trồng thủy sản Á-Âu (ASEM Aquaculture Platform).
- Chủ nhiệm: Nguyễn Anh Tuấn
- Mục tiêu: Dự án ASEM là phát triển một “Cộng đồng thực tiễn” mạnh để thích ứng với nhu cầu về hệ sinh thái và hệ thống kinh tế nhằm thúc đẩy và củng cố tính bền vững trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở cả hai khu vực Á-Âu

20. Ảnh hưởng của các các tinh dầu bổ sung vào thức ăn đến tăng trưởng và khả năng sử dụng thức ăn của tôm chân trắng (Effect of Dietary Natural Essential Oil on Growth and feed Utilization of P. vannamei)
- Chủ nhiệm: Trần Ngọc Hải
- Mục tiêu: Tìm hiểu ảnh hưởng của các chất bổ sung từ tinh dầu tự nhiên và tỏi vào thức ăn lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng.

21. EU00001NCUU: Cải thiện giải pháp quản lý và an toàn trong sử dụng hóa chất nhằm phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Phương
- Mục tiêu nhằm góp phần củng cố và bảo vệ vùng nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); tăng giá trị xuất khẩu ở các vùng nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL (Miền Nam - Việt Nam); cải thiện điều kiện sống của người dân trong vùng nước ngọt ở ĐBSCL bằng cách nâng cao thu nhập; và giảm các tác động của việc nuôi trồng thủy sản lên môi trường ở vùng ĐBSCL.

22. Đánh giá nguồn lợi cá ngựa (Hippocampus) ở Phú Quốc
- Chủ nhiệm: Vũ Ngọc Út
- Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng nguồn lợi cá ngựa để đề xuất các biện pháp quản lý khai thác và bảo tồn nguồn lợi cá ngựa ở vùng biển Phú Quốc, Kiên Giang

23. Nghiên cứu sự phân bố và nuôi trồng rong bún (Enteromorpha spp) ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Study on distribution and culture of Enteromorpha in the Mekong delta, Vietnam)
- Chủ nhiệm: Trần Ngọc Hải
- Mục tiêu: Đánh giá sự phân bố và vai trò của rong bún Enteromorpha spp. Trong các thủy vực khác nhau ở vùng ven biển ĐBSCL; Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau lên sự tăng trưởng, vòng đời và sinh khối của rong bún Enteromorpha spp. trong phòng thí nghiệm; Đánh giá sơ bộ tính khả thi của việc phát triển nghề nuôi rong bún Enteromorpha spp

 

 




Số lượt truy cập

2647311
Hôm nay
Lượt truy cập
127
2647311