Tiêu chuẩn 3. Nội dung và cấu trúc chương trình
|
1. Chương trình đào tạo có sự cân bằng giữa nội dung chuyên môn, kiến thức tổng quát, và các kỹ năng cần thiết. Chương trình phải được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.(1.3) 2. Chương trình đào tạo có tính đến và phản ảnh được tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường. Tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường được giảng viên và sinh viên biết rõ. (1.1) 3. Chương trình đào tạo thể hiện được năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Mỗi học phần phải được thiết kế rõ ràng để chỉ ra được kết quả mong đợi. Để thực hiện điều này, cần xây dựng một sơ đồ chương trình đào tạo.(1.5) 4. Cấu trúc chương trình đào tạo được thiết kế sao cho nội dung các học phần có sự kết hợp và củng cố lẫn nhau. (1.4) 5. Cấu trúc chương trình đào tạo phải được xây dựng nhằm thể hiện được về chiều rộng, chiều sâu, tính chặt chẽ và tính có tổ chức của các học phần. (1.6) 6. Cấu trúc chương trình thể hiện rõ các học phần cơ bản, các học phần cơ sở ngành, học phần chuyên ngành và tiểu luận hoặc luận văn tốt nghiệp. (1.7) |
|
Chúng ta buộc phải đặt câu hỏi rằng: các mục tiêu phải được thể hiện trong chương trình như thế nào. Chương trình có chặt chẽ và cập nhật không? Các học phần góp phần như thế nào cho việc hoàn thành sứ mạng chung của nhà trường? |
|
• Nội dung chương trình đào tạo có phản ánh sứ mạng và tầm nhìn của trường hay không? • Nội dung chương trình đào tạo bậc đại học có phản ánh kết quả học tập mong đợi không? • Nội dung này có giúp người học đạt được kết quả dự kiến không? • Các học phần trong chương trình đào tạo có mối liên hệ rõ ràng với nhau hay không? • Chương trình đào tạo có được xây dựng chặt chẽ không? • Các học phần đại cương và chuyên ngành có được cân đối phù hợp không? • Nội dung chương trình đào tạo có được cập nhật? • Cấu trúc chương trình được lựa chọn trên cơ sở nào? • Cấu trúc chương trình đào tạo có thay đổi trong thời gian gần đây hay không? Nếu có, xin cho biết tại sao? • Độ khó của các học phần có tăng lên qua thời gian hay không? • Việc thiết kế các học phần có phải tuân theo yêu cầu gì để đạt được sự chặt chẽ trong cấu trúc chương trình hay không? Ai đặt ra những yêu cầu này? • Chương trình học của năm đầu có được thiết kế nhằm giúp sinh viên hiểu được phần còn lại của chương trình đào tạo là gì không? • Sự kết nối giữa chương trình đại cương và chuyên ngành có chính xác không? • Cấu trúc chương trình giữa các chuyên ngành khác nhau có hợp lý không? • Mối liên hệ giữa phần cứng (bắt buộc) và phần mềm (tự chọn) của chương trình đào tạo có hợp lý không? • Chương trình đào tạo có gây ra tình trạng “nghẽn cổ chai” (bottlenecks) không? • Chương trình đào tạo sử dụng cách tổ chức như thế nào (một năm ba học kỳ-trimester, một năm hai học kỳ-semester, học theo môđun-modular, hay học theo vấn đề - problem oriented)? Cách tổ chức này được những bên có liên quan đánh giá ra sao? |
|
• Chương trình chi tiết • Tờ bướm, tờ quảng cáo, giới thiệu học phần • Bảng biểu đồ ma trận các kỹ năng (skills matrix) • Ý kiến đóng góp của các bên liên quan. • Trang web trường, khoa. • Phương tiện và các kế hoạch để giao tiếp, liên hệ với các bên liên quan • Biên bản, văn bản họp đánh giá chương trình giảng dạy. • Báo cáo kiểm định, đối sánh. |
-
Hội nghị khoa học thủy sản 2019
Hội nghị Khoa học Thủy sản 2019 Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Nâng Cấp Trường Đại học Cần Thơ do JICA hỗ trợ (2017-2022) và trong khuôn khổ Hội nghị khoa học thường niên của Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức “Hội nghị khoa học Thủy...
-
Lễ Trao bằng Thạc sĩ Quốc tế ngành Nuôi trồng thủy sản - khóa 1
Ngày 25/9/2018, Trường ĐH Cần Thơ long trọng tổ chức Lễ trao bằng thạc sĩ quốc tế ngành Nuôi trồng thủy sản - khóa 1. Tham dự Lễ có các giáo sư Trường ĐH Ghent, Bỉ; đại diện Ban Giám hiệu và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Trường ĐH Cần Thơ cùng tân t...
-
Hội nghị Khoa học trẻ toàn quốc ngành Thủy sản lần thứ 9 tại Trường Đại học Cần Thơ
Thủy sản, hiện nay vẫn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Trong hơn hai thập kỷ qua, nuôi trồng thủy sản đã không ngừng được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng,...
-
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ 40 năm vì sự phát triển ngành thủy sản
KHOA THỦY SẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 40 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN NGHÀNH THỦY SẢN Là một trong những đơn vị của Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Thủy Sản từ khi được thành lập đến nay với 40 năm hình thành và phát triển, đã và đang nổ lực không ngừng để thực hiệ...
-
Thành tựu nổi bật của Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ năm 2016
Thành tựu nổi bật của Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ năm 2016 Thủy Sản là một trong lĩnh vực quan trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Cần Thơ. Là một trong những đơn vị đào tạo của Trường, Khoa Thủy Sản thời...
- Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp
- Thông báo về Hội nghị khoa học thủy sản quốc tế
- Đại học Cần Thơ tổ chức thành công hội thảo quốc tế về “Chế biến thủy sản: Chuỗi sản xuất sạch hơn cho thực phẩm an toàn hơn”
- Hội thảo – tập huấn về DNA mã vạch và di truyền quần thể trong thủy sản
- Trường Đại học Cần Thơ tổ chức thành công Diễn đàn Khu vực về Thức ăn và quản lý cho ăn trong nuôi trồng thủy sản