Tiêu chuẩn 3. Nội dung và cấu trúc chương trình
|
1. Chương trình đào tạo có sự cân bằng giữa nội dung chuyên môn, kiến thức tổng quát, và các kỹ năng cần thiết. Chương trình phải được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.(1.3) 2. Chương trình đào tạo có tính đến và phản ảnh được tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường. Tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường được giảng viên và sinh viên biết rõ. (1.1) 3. Chương trình đào tạo thể hiện được năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Mỗi học phần phải được thiết kế rõ ràng để chỉ ra được kết quả mong đợi. Để thực hiện điều này, cần xây dựng một sơ đồ chương trình đào tạo.(1.5) 4. Cấu trúc chương trình đào tạo được thiết kế sao cho nội dung các học phần có sự kết hợp và củng cố lẫn nhau. (1.4) 5. Cấu trúc chương trình đào tạo phải được xây dựng nhằm thể hiện được về chiều rộng, chiều sâu, tính chặt chẽ và tính có tổ chức của các học phần. (1.6) 6. Cấu trúc chương trình thể hiện rõ các học phần cơ bản, các học phần cơ sở ngành, học phần chuyên ngành và tiểu luận hoặc luận văn tốt nghiệp. (1.7) |
|
Chúng ta buộc phải đặt câu hỏi rằng: các mục tiêu phải được thể hiện trong chương trình như thế nào. Chương trình có chặt chẽ và cập nhật không? Các học phần góp phần như thế nào cho việc hoàn thành sứ mạng chung của nhà trường? |
|
• Nội dung chương trình đào tạo có phản ánh sứ mạng và tầm nhìn của trường hay không? • Nội dung chương trình đào tạo bậc đại học có phản ánh kết quả học tập mong đợi không? • Nội dung này có giúp người học đạt được kết quả dự kiến không? • Các học phần trong chương trình đào tạo có mối liên hệ rõ ràng với nhau hay không? • Chương trình đào tạo có được xây dựng chặt chẽ không? • Các học phần đại cương và chuyên ngành có được cân đối phù hợp không? • Nội dung chương trình đào tạo có được cập nhật? • Cấu trúc chương trình được lựa chọn trên cơ sở nào? • Cấu trúc chương trình đào tạo có thay đổi trong thời gian gần đây hay không? Nếu có, xin cho biết tại sao? • Độ khó của các học phần có tăng lên qua thời gian hay không? • Việc thiết kế các học phần có phải tuân theo yêu cầu gì để đạt được sự chặt chẽ trong cấu trúc chương trình hay không? Ai đặt ra những yêu cầu này? • Chương trình học của năm đầu có được thiết kế nhằm giúp sinh viên hiểu được phần còn lại của chương trình đào tạo là gì không? • Sự kết nối giữa chương trình đại cương và chuyên ngành có chính xác không? • Cấu trúc chương trình giữa các chuyên ngành khác nhau có hợp lý không? • Mối liên hệ giữa phần cứng (bắt buộc) và phần mềm (tự chọn) của chương trình đào tạo có hợp lý không? • Chương trình đào tạo có gây ra tình trạng “nghẽn cổ chai” (bottlenecks) không? • Chương trình đào tạo sử dụng cách tổ chức như thế nào (một năm ba học kỳ-trimester, một năm hai học kỳ-semester, học theo môđun-modular, hay học theo vấn đề - problem oriented)? Cách tổ chức này được những bên có liên quan đánh giá ra sao? |
|
• Chương trình chi tiết • Tờ bướm, tờ quảng cáo, giới thiệu học phần • Bảng biểu đồ ma trận các kỹ năng (skills matrix) • Ý kiến đóng góp của các bên liên quan. • Trang web trường, khoa. • Phương tiện và các kế hoạch để giao tiếp, liên hệ với các bên liên quan • Biên bản, văn bản họp đánh giá chương trình giảng dạy. • Báo cáo kiểm định, đối sánh. |
-
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu giữa Trường Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ và Công ty Peptobiotics Pte Ltd, Singapore
Sáng ngày 07/05/2025, Trường Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ và Công ty Peptobiotics Pte Ltd, Singapore đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu về khảo sát, điều tra các chủng Vibrionaceae được phân lập từ các trang trại nuôi thủy...
-
Công ty TNHH MTV Dinh dưỡng Ánh Dương Khang hỗ trợ đột xuất cho sinh viên Trường Thủy sản
Sáng ngày 07/5/2025, Trường Thủy sản hân hạnh đón tiếp lãnh đạo của Công ty Công ty TNHH MTV Dinh dưỡng Ánh Dương Khang đến trao phần hỗ trợ đột xuất cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập và tham gia nghiên cứu khoa học. Về phía...
-
Công ty Cổ phần UV phối hợp với Trường Thủy sản Toạ đàm về Giải pháp phòng và trị bệnh do tác nhân Streptococcus sp. trên cá rô phi/điêu hồng
Hiện nay, bệnh do liên cầu khuẩn (Streptococcosis) gây ra hiện tượng xuất huyết, lồi mắt, tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế đối với người nuôi cá rô phi/điêu hồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm chia sẽ những khó khăn và trang bị thêm...
-
Công ty Cổ phần UV phối hợp với Trường Thủy sản Toạ đàm về cập nhật thông tin và giải pháp kiểm soát bệnh TPD - EMS trên tôm hiện nay
Sáng ngày 26/04/2025, Công ty Cổ phần UV – Việt Nam đã phối hợp với Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức buổi Toạ đàm chuyên đề về Cập nhật tình hình dịch bệnh TPD và EMS trên tôm thẻ chân trắng. Buổi Tọa đàm có sự hiện diện Ban Giám h...
-
Tọa đàm trao đổi thông tin về bệnh TPD, EMS trên tôm và giải pháp phòng trị
Sáng ngày 23/04/2025, tại Hội trường Khu phức hợp Phòng thí nghiệm RLC, Trường Đại học Cần Thơ đã diễn ra buổi toạ đàm về bệnh TPD, EMS trên tôm và từ đó đề xuất các giải pháp phòng trị do Trường Thủy sản phối hợp với Công ty TNHH VIBO th...
- “Dự Án Cá” cho Trường Mầm non Mặt Trời Nhỏ
- Hội thảo Mô hình chuyển đổi số và hệ thống nuôi cá tra công nghiệp
- Thông báo tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ (1976-2026)
- Sinh viên Trường Thủy sản xuất sắc đạt giải Nhất và giải Nhì cuộc thi Aqua Hackathon 2025
- Giảm khí phát thải trong nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Hội nghị Khoa học trẻ toàn quốc ngành Thủy sản lần thứ 14 - 2025