Tiêu chuẩn 11. Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập
|
1. Chương trình đào tạo phải được thiết kế bởi một nhóm trong đó có đại diện của Bộ phận chất lượng, Hội đồng khoa học, đội ngũ làm chương trình, sinh viên và các đối tượng có liên quan trong các lĩnh vực công nghiệp, chính phủ, và các tổ chức nghề nghiệp. 2. Chương trình đào tạo được thẩm định và đánh giá tính hiệu quả định kỳ, được điều chỉnh sau khi đã được sử dụng trong một thời gian hợp lý. (1.8) 3. Điều kiện cơ bản giúp nhà trường cải tiến hoạt động giảng dạy và học tập là phải thực hiện một quy trình đánh giá thường xuyên và có kế hoạch. Về phương diện này, các giảng viên nên tạo ra một môi trường khuyến khích sinh viên tham gia vào việc đánh giá hoạt động giảng dạy cũng như kết quả học tập. |
|
Thiết kế (khung) chương trình đào tạo phải bắt đầu bằng việc xây dựng kết quả học tập mong đợi. Câu hỏi kế tiếp là “những học phần nào là cần thiết để đạt được kết quả học tập mong đợi đó?”; và câu hỏi sau cùng là “ai sẽ là người giảng dạy những học phần đó?” Điều quan trọng là phải xem việc phát triển (khung) chương trình đào tạo như là một nhiệm vụ chung. Niềm tin của sinh viên và các đối tượng có liên quan khác trong giáo dục đại học sẽ được thiết lập và duy trì thông qua các hoạt động đảm bảo chất lượng hiệu quả. Muốn thế cần đảm bảo rằng chương trình được thiết kế tốt, có hệ thống giám sát và thẩm định thường xuyên qua đó liên tục đảm bảo sự thích hợp và phát triển. Để đảm bảo chất lượng chương trình và bằng cấp nhà trường cần: • Xây dựng và phổ biến những kết quả học tập dự kiến đạt được; • Quan tâm sâu sắc đến việc thiết kế chương trình và nội dung chương trình; • Có các yêu cầu cụ thể cho các phương thức giảng dạy khác nhau (vd: toàn thời gian, bán thời gian, học từ xa, e-learning) và quan tâm đến các loại hình giáo dục đại học khác nhau (học thuật, hướng nghiệp, chuyên nghiệp); • Có sẵn các nguồn tài nguyên học tập thích hợp và có giá trị; • Các nguyên tắc phê chuẩn trong chương trình chính thức cần được thực hiện bởi một cơ quan hơn là bởi những người tham gia giảng dạy chương trình đó; • Giám sát sự tiến bộ và các thành tựu của sinh viên; • Đánh giá chương trình định kỳ (bao gồm đánh giá ngoài). Sinh viên là đối tượng đầu tiên đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập. Họ đã trải qua các phương pháp lĩnh hội khác nhau. Họ có ý kiến về các trang thiết bị. Dĩ nhiên, ý kiến của sinh viên cần được đối chiếu cùng với ý kiến của các nhóm đối tượng khác. Tuy nhiên, nhà trường cần thực hiện lấy ý kiến sinh viên và sử dụng chúng để thực hiện các cải tiến. |
|
Thiết kế chương trình đào tạo • Ai chịu trách nhiệm thiết kế chương trình? • Sự đóng góp của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong việc thiết kế chương trình ra sao? • Thị trường lao động ảnh hưởng như thế nào đến việc thiết kế chương trình đào tạo? • Việc đổi mới chương trình đào tạo được thực hiện như thế nào? Ai đưa ra những sáng kiến? Dựa trên những cơ sở nào? • Ai chịu trách nhiệm thực hiện chương trình? • Việc thiết kế chương trình có dựa trên việc so sánh với các cơ sở đào tạo khác hay không? • Khoa/đơn vị tham gia những mạng lưới quốc tế nào? • Có chương trình trao đổi nào với nước ngoài không? • Chương trình đào tạo có được nước khác thừa nhận không? Mô tả ngắn gọn về các hoạt động đảm bảo chất lượng của Khoa/đơn vị. Khoa/đơn vị có một hệ thống tổ chức để thực hiện đảm bảo chất lượng hay không? Nếu có, hãy mô tả hệ thống này và phân tích cách hoạt động của hệ thống đó. • Khoa/đơn vị có Ban xây dựng chương trình đào tạo (curriculum committee) không? Vai trò của ban này là gì?Khoa/đơn vị có các Ban và Hội đồng nào tham gia đảm bảo chất lượng bên trong? • Khoa có Ban phụ trách thi cử (examination committee) không? Vai trò của ban này là gì? Ban này hoạt động ra sao? • Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị hiện nay thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện chương trình đào tạo như thế nào? • Ban phụ trách thi cử thực hiện những công việc gì? • Chức năng và trách nhiệm của các nhà quản lý và các ban chức năng có được mọi người hiểu rõ hay không? Việc phân chia trách nhiệm có gặp khó khăn gì không? Đánh giá học phần và đánh giá chương trình đào tạo: • Chương trình đào tạo được đánh giá ra sao? Ở mức độ học phần? Ở mức độ toàn bộ chương trình đào tạo? • Việc đánh giá có được thực hiện một cách có hệ thống hay không? • Sinh viên tham gia vào việc đánh giá quá trình đào tạo như thế nào? • Kết quả đánh giá được công bố ra sao và công bố cho ai? • Kết quả đánh giá được sử dụng ra sao? Tính minh bạch của kết quả được đảm bảo bằng cách nào? Đánh giá bởi sinh viên/ Lấy ý kiến sinh viên • Nhà trường có thực hiện lấy ý kiến sinh viên một cách có tổ chức không? • Ai quản lý công tác đánh giá bởi sinh viên/lấy ý kiến sinh viên? • Kết quả đánh giá được sử dụng để làm gì? Có kết quả nào được dùng để góp phần cải tiến chất lượng không? Sinh viên cung cấp cho hội đồng đánh giá điều gì liên quan đến quá trình đảm bảo chất lượng bên trong? |
-
Hội nghị khoa học thủy sản 2019
Hội nghị Khoa học Thủy sản 2019 Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Nâng Cấp Trường Đại học Cần Thơ do JICA hỗ trợ (2017-2022) và trong khuôn khổ Hội nghị khoa học thường niên của Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức “Hội nghị khoa học Thủy...
-
Lễ Trao bằng Thạc sĩ Quốc tế ngành Nuôi trồng thủy sản - khóa 1
Ngày 25/9/2018, Trường ĐH Cần Thơ long trọng tổ chức Lễ trao bằng thạc sĩ quốc tế ngành Nuôi trồng thủy sản - khóa 1. Tham dự Lễ có các giáo sư Trường ĐH Ghent, Bỉ; đại diện Ban Giám hiệu và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Trường ĐH Cần Thơ cùng tân t...
-
Hội nghị Khoa học trẻ toàn quốc ngành Thủy sản lần thứ 9 tại Trường Đại học Cần Thơ
Thủy sản, hiện nay vẫn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Trong hơn hai thập kỷ qua, nuôi trồng thủy sản đã không ngừng được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng,...
-
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ 40 năm vì sự phát triển ngành thủy sản
KHOA THỦY SẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 40 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN NGHÀNH THỦY SẢN Là một trong những đơn vị của Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Thủy Sản từ khi được thành lập đến nay với 40 năm hình thành và phát triển, đã và đang nổ lực không ngừng để thực hiệ...
-
Thành tựu nổi bật của Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ năm 2016
Thành tựu nổi bật của Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ năm 2016 Thủy Sản là một trong lĩnh vực quan trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Cần Thơ. Là một trong những đơn vị đào tạo của Trường, Khoa Thủy Sản thời...
- Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp
- Thông báo về Hội nghị khoa học thủy sản quốc tế
- Đại học Cần Thơ tổ chức thành công hội thảo quốc tế về “Chế biến thủy sản: Chuỗi sản xuất sạch hơn cho thực phẩm an toàn hơn”
- Hội thảo – tập huấn về DNA mã vạch và di truyền quần thể trong thủy sản
- Trường Đại học Cần Thơ tổ chức thành công Diễn đàn Khu vực về Thức ăn và quản lý cho ăn trong nuôi trồng thủy sản