Tiêu chuẩn 1. Kết quả học tập mong đợi
|
1. Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm thúc đẩy hoạt động học tập, việc học phương pháp học tập và tạo cho sinh viên thói quen học tập suốt đời (ví dụ: tìm hiểu mang tính phê phán, phát triển các kỹ năng học tập và xử lý thông tin, sẵn sàng thử nghiệm và vận dụng các ý tưởng mới.) 2. Chương trình đào tạo rèn luyện cho sinh viên tốt nghiệp khả năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, phát triển nhân cách của họ, giúp họ có quan điểm học thuật và có năng lực trong lĩnh vực chuyên môn. Sinh viên tốt nghiệp cần có các kỹ năng có thể chuyển đổi, kỹ năng lãnh đạo, biết hướng tới thị trường việc làm cũng như phát triển nghề nghiệp.(1.9) 3. Chương trình đào tạo cần nêu rõ kết quả học tập mong đợi, phản ánh được yêu cầu và nhu cầu của tất cả các đối tượng có liên quan. (1.2) |
|
- Sinh viên đến trường đại học để học được một điều gì đấy. Vì vậy, chúng ta cần xác định rõ chúng ta muốn sinh viên sẽ đạt được những khối kiến thức, kỹ năng, thái độ hoặc năng lực nào trong quá trình học tập cũng như sau khi tốt nghiệp. - Kết quả học tập mong đợi là điểm xuất phát cho quá trình tự đánh giá. Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt những kỹ năng chung và kỹ năng cụ thể. “Học tập suốt đời” bao gồm việc theo đuổi kiến thức và học tập liên tục suốt đời. Quá trình học tập này phải diễn ra trên cơ sở không ngừng nghỉ từ những hoạt động tương tác trong đời sống hằng ngày với người khác, cho đến việc đạt được trình độ chuyên môn. |
|
• Tại sao chúng ta thực hiện chức năng giáo dục đào tạo? • Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở triết lý giáo dục nào? • Các kết quả học tập mong đợi cần đạt được là gì? • Kết quả học tập mong đợi của chương trình đào tạo được xây dựng thế nào? • Kết quả học tập mong đợi có phản ánh mục tiêu của nhà trường không? • Thị trường lao động có đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên tốt nghiệp hay không? • Chương trình đào tạo đã được điều chỉnh ra sao để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động? • Chương trình có bản mô tả nghề nghiệp (job profile) không? (để giúp sinh viên tốt nghiệp hiểu rõ những ngành nghề của họ) • Mục tiêu và mục đích của chương trình được phổ biến đến các giảng viên và sinh viên như thế nào? • Kết quả học tập mong đợi có thể đạt được tới mức nào? • Những kết quả học tập mong đợi có được xem xét lại? • Kết quả học tập mong đợi của chương trình được chuyển thành những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên tốt nghiệp như thế nào? (vd: về kiến thức, kỹ năng và thái độ, và đạo đức nghề nghiệp) |
|
• Chương trình chi tiết • Tờ bướm, tờ quảng cáo, giới thiệu học phần • Bảng biểu đồ ma trận các kỹ năng (skills matrix) • Ý kiến đóng góp của các bên liên quan. • Trang web trường, khoa. • Phương tiện và các kế hoạch để giao tiếp, liên hệ với các bên liên quan • Biên bản, văn bản họp đánh giá chương trình giảng dạy. • Báo cáo kiểm định, đối sánh. |
-
Hội nghị Khoa học trẻ toàn quốc ngành Thủy sản lần thứ 9 tại Trường Đại học Cần Thơ
Thủy sản, hiện nay vẫn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Trong hơn hai thập kỷ qua, nuôi trồng thủy sản đã không ngừng được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng,...
-
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ 40 năm vì sự phát triển ngành thủy sản
KHOA THỦY SẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 40 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN NGHÀNH THỦY SẢN Là một trong những đơn vị của Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Thủy Sản từ khi được thành lập đến nay với 40 năm hình thành và phát triển, đã và đang nổ lực không ngừng để thực hiệ...
-
Thành tựu nổi bật của Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ năm 2016
Thành tựu nổi bật của Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ năm 2016 Thủy Sản là một trong lĩnh vực quan trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Cần Thơ. Là một trong những đơn vị đào tạo của Trường, Khoa Thủy Sản thời...
-
Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp
Sáng ngày 05/4/2017, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp đợt 1 năm 2017. Tham dự lễ có GS. Claude Boyd, Giảng viên Trường ĐH Auburn, Hoa Kỳ; PGS.TS. Trần Thị Thanh Hiền, Phó Hiệu trưởng; đại diện lãnh đạo các...
-
Thông báo về Hội nghị khoa học thủy sản quốc tế
Hội nghị khoa học thủy sản quốc tế (IFS2016) Phú Quốc, 31/10-02/11/2016 Ngành thủy sản đang ngày càng đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới. Nhằm góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành thủy sản trong vùng,...
- Đại học Cần Thơ tổ chức thành công hội thảo quốc tế về “Chế biến thủy sản: Chuỗi sản xuất sạch hơn cho thực phẩm an toàn hơn”
- Hội thảo – tập huấn về DNA mã vạch và di truyền quần thể trong thủy sản
- Trường Đại học Cần Thơ tổ chức thành công Diễn đàn Khu vực về Thức ăn và quản lý cho ăn trong nuôi trồng thủy sản