Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

 Tiêu chuẩn 5. Đánh giá sinh viên 

Các tiêu chí (10)

1. Việc kiểm tra đánh giá bao gồm:

a. Đánh giá việc nhập học của tân sinh viên bằng kết quả đầu vào.

b. Đánh giá sự tiến bộ trong hoc tập của sinh viên thông qua một ma trận điểm số/biểu đồ/hồ sơ học tập nêu rõ năng lực của sinh viên và thông qua chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên kết quả đầu ra.

c. Đánh giá bài thi cuối khóa/tốt nghiệp của sinh viên bằng Bảng Danh mục kiểm tra năng lực sinh viên tốt nghiêp (Graduate Competency Check-List) hoặc bằng một kỳ kiểm tra tích hợp và toàn diện.

2. Theo nguyên tắc học tập ở tuổi trưởng thành, các học viên trưởng thành thích được đánh giá bằng các phương pháp dựa trên tiêu chí và thông qua sự kết hợp giữa tự đánh giá, bạn bè đánh giá, và giảng viên đánh giá.(3.1)

3. Giảng viên cần cung cấp nhiều hình thức đánh giá đa dạng thông qua các phương pháp tự đánh giá, bạn cùng học đánh giá và giảng viên đánh giá dựa trên nguyên tắc minh bạch, linh hoạt, có cân nhắc, và hướng đến kết quả. Các tiêu chí đánh giá cần được thương lượng rõ ràng với mọi thành viên tham gia học phần. Các chiến lược đánh giá phải phù hợp nhằm đánh giá được kết quả học tập mong đợi.

4. Việc thực hiện đánh giá tương ứng với mọi mục đích và mọi lãnh vực đã dạy trong chương trình.(3.3).

5. Giảng viên cần sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau để phục vụ các mục đích đánh giá khác nhau như chẩn đoán/khảo sát, đánh giá tiến trình học tập, và đánh giá kết thúc học phần hoặc khóa học.(3.4).

6. Phạm vi và trọng số của các kế hoạch kiểm tra đánh giá phải rõ ràng và được phổ biến đến mọi đối tượng quan tâm. (3.5).

7. Các tiêu chuẩn áp dụng trong các kế hoạch kiểm tra đánh giá phải minh bạch và nhất quán trong toàn bộ chương trình đào tạo.(3.6).

8. Thường xuyên áp dụng các quy trình để bảo đảm đến mức tối đa rằng các kế hoạch kiểm tra đánh giá đều có giá trị, đáng tin cậy, và được thực hiện một cách công bằng. (3.7).

9. Có những quy định hợp lý về thủ tục khiếu nại kết quả đánh giá để sinh viên sử dụng khi cần. (3.9).

10. Độ tin cậy và tính giá trị của các phương pháp kiểm tra đánh giá được ghi lại bằng văn bản và thẩm định thường xuyên; các phương pháp kiểm tra đánh giá mới thường xuyên được phát triển và thử nghiệm.(3.10).

Giải thích

Đánh giá sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục đại học. Kết quả đánh giá sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp của sinh viên sau này. Vì vậy, việc đánh giá cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp trong đó cần tập trung nhiều vào đánh giá kiến thức thông qua quá trình kiểm tra và thi cử. Đánh giá cũng cung cấp cho nhà trường các thông tin có giá trị về hiệu quả giảng dạy và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ người học. Các nguyên tắc đánh giá sinh viên cần có các yêu cầu sau:

• Các thủ tục đánh giá phải đo được kết quả học tập mong đợi và các mục tiêu khác của chương trình;

• Đánh giá phải phù hợp với mục đích, cả ở khâu chẩn đoán/khảo sát, bắt đầu hay tổng kết; có các tiêu chí xếp hạng/cho điểm rõ ràng và được thông tin từ trước.

• Đánh giá cần được thực hiện bởi những người hiểu rõ vai trò đánh giá để có thể đánh giá được những kiến thức, kỹ năng và năng lực của sinh viên, và trong điều kiện cho phép, không nên chỉ dựa vào quyết định / đánh giá của chỉ một người;

• Tính đến tất cả các hậu quả có thể có do quy chế thi cử;

• Cần có những quy định cụ thể về việc nghỉ học của sinh viên, bệnh tật và các trường hợp khác;

• Đảm bảo việc đánh giá phải đáng tin cậy có dựa trên nguyên tắc của nhà trường;

• Đánh giá cần được kiểm tra về mặt hành chính nhằm đảm bảo sự chính xác của các nguyên tắc;

• Sinh viên được thông báo rõ ràng về cách thức đánh giá kiểm tra, họ sẽ trải qua các kỳ thi gì hay được đánh giá bằng các phương pháp nào, họ sẽ đạt được gì và các tiêu chí nào được áp dụng khi đánh giá họ.

Câu hỏi

•  Tân sinh viên có được đánh giá lúc nhập học hay không?

•  Sinh viên có được đánh giá lúc ra trường hay không?

•  Việc kiểm tra và thi cử phủ kín nội dung và mục tiêu của từng học phần cũng như toàn chương trình đến mức độ nào?

•  Việc đánh giá có được thực hiện dựa trên tiêu chí hay không?

•  Các phương pháp dùng để đánh giá có đa dạng không? Các phương pháp đó là gì?

•  Tiêu chí cho đậu/ đánh trượt có rõ ràng hay không?

•  Các quy định về kiểm tra thi cử có rõ ràng không?

•  Các quy trình kiểm tra, thi cử có rõ ràng, được phổ biến cho mọi người, và được tuân thủ chặt chẽ hay không?

•  Có cơ chế nào nhằm đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, thi cử hay không?

•  Sinh viên có hài lòng với các quy trình này không? Sinh viên có than phiền gì không?

•  Có các quy định rõ ràng về việc thi lại hay không? Sinh viên có hài lòng với những quy định này không?

•  Một phương pháp đánh giá học phần thường dùng là thông qua bài tiểu luận cuối học phần/khóa học. Cách đánh giá này cần phải được đặc biệt lưu ý. Trong bài tiểu luận cuối học phần/khóa học, sinh viên cần phải chứng tỏ kiến thức và kỹ năng của mình, đồng thời phải cho thấy khả năng sử dụng các kiến thức/kỹ năng đó trong tình huống mới.

•  Có những quy định cụ thể nào cho việc đánh giá thông qua bài tiểu luận hoặc đề án cuối học phần hay không?

•  Có những tiêu chí để đánh giá bài tiểu luận hoặc đồ án cuối học phần/khóa học hay không?

•  Tiểu luận hoặc đề án cuối học phần được chuẩn bị như thế nào (về mặt nội dung, phương pháp, kỹ năng)?

•  Mức độ yêu cầu đối với bài tiểu luận hoặc đồ án cuối học phần/khóa học có phù hợp không?

•  Việc thực hiện bài tiểu luận hoặc đồ án cuối học phần/khóa học có gặp phải tình trạng “nghẽn cổ chai” hay không? Nếu có, nguyên nhân là do đâu?

•  Hãy mô tả việc hướng dẫn sinh viên.

Nguồn minh chứng

•  Ví dụ về đánh giá trong quá trình học, đề án, đề tài, bài thi cuối kỳ

•  Hệ thống cho điểm, thang điểmn

•  Quy trình điều chỉnh điểm

•  Quy trình khiếu nại điểm

•  Đề cương học phần, chương trình chi tiết

•  Quy định kiểm tra, thi cử.

 




Số lượt truy cập

2231896
Hôm nay
Lượt truy cập
1497
2231896