Thành tựu nổi bật của Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ năm 2016
Thủy Sản là một trong lĩnh vực quan trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Cần Thơ. Là một trong những đơn vị đào tạo của Trường, Khoa Thủy Sản thời gian qua đã không ngừng nổ lực, đồng hành cùng với các đơn vị và Trường trong các hoạt động và phát triển. Năm 2017 đang mở ra, đây là lúc để nhìn lại những thành tựu nổi bậc của Khoa trong năm 2016, để làm cơ sở, niềm tin và động lực quan trong cho công tác đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Khoa trong năm mới và thời gian tới.
Thủy Sản là một trong lĩnh vực quan trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Cần Thơ. Là một trong những đơn vị đào tạo của Trường, Khoa Thủy Sản thời gian qua đã không ngừng nổ lực, đồng hành cùng với các đơn vị và Trường trong các hoạt động và phát triển. Năm 2017 đang mở ra, đây là lúc để nhìn lại những thành tựu nổi bậc của Khoa trong năm 2016, để làm cơ sở, niềm tin và động lực quan trong cho công tác đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Khoa trong năm mới và thời gian tới.
Trong đào tạo, năm 2016, Khoa có 1.225 sinh viên đại học, 78 học viên cao học và 43 nghiên cứu sinh. Khoa đã tiếp tục điều chỉnh chương trình đào tạo bậc đại học các ngành Nuôi trồng thủy sản, Quản lý nguồn lợi thủy sản và Bệnh học thủy sản. Đặc biệt, đã mở và tuyển sinh ngành Nuôi trồng thủy sản Tiếng Anh bậc cao học trong khuôn khổ dự án VLIR và đã thu hút được học viên quốc tế tham gia. Hiện Khoa đang tiếp tục chuẩn bị mở ngành đào tạo cao học Bệnh lý và chữa bệnh động vật thủy sản và Quản lý tổng hợp vùng ven biển. Trong khuôn khổ dự án ODA của Trường, Khoa đang tiếp tục chuẩn bị mở ngành Biến đổi khí hậu và quản lý tổng hợp thủy sản vùng ven biển bằng Tiếng Anh bậc cao học. Khoa cũng đang tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tào tạo bậc Tiến sĩ.
Trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đây là hoạt động rất năng động của Khoa. Năm 2016, Khoa có 32 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đang hoạt động, và 5 đề tài mới được chấp nhận, chuẩn bị triển khai. Các thành tựu nổi bậc trong nghiên cứu, phát triển công nghệ như ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi các loài thủy sản, ứng dụng và phát triển công nghệ Bioflocs trong sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh, tôm chân trắng, tôm sú, rô phi; nghiên cứu bệnh cá biển; đa dạng nguồn lợi thủy sản sông cửu long, nghiên cứu tái tạo năng lượng từ chất thải ao nuôi tôm... Nhiều khóa tập huấn, chuyển giao cộng nghệ đã được tổ chức trong khuôn khổ các đề tài, dự án hay phối hợp với các công ty, cơ quan địa phương. Các khóa tập huấn được tổ chức cho trên 150 cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân; tại Khoa hay tại địa phương; về các lĩnh vực khác nhau trong kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm cá, phòng trị bệnh, môi trường nước, dinh dưỡng thức ăn, sinh lý...
Trong năm, Khoa tiếp tục tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Đặc biệt, trong khuôn khổ hoạt động và là thành viên tích cực của Mạng lưới các trường Đại học đào tạo thủy sản (ASEAN-FEN), Khoa Thủy sản lần thứ hai đã tổ chức thành công tốt đẹp Hội nghị khoa học Thủy sản quốc tế IFS-2016 tại Phú Quốc (30/10-2/11/2016) với sự tham gia của 543 nhà khoa học, trong đó có 291 nhà khoa học quốc tế đến từ 30 nước trên thế giới. Bên cạnh 73 Viện – Trường tham dự, có 30 công ty tham gia và tích cực đồng hành cùng ban tổ chức. Hội nghị có 443 bài báo cáo khoa học về các lĩnh vực khác nhau trong nuôi trồng thủy sản, môi trường và nguồn lợi thủy sản, dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, bệnh học thủy sản, chế biến và an toàn vệ sinh thực phẩm, kinh tế và phát triển bền vững thủy sản... Thành công của Hội nghị góp phần quan trong vào tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin khoa học, nghiên cứu, đào tạo của Khoa với các Viện Trường, thông qua đó, tăng cường vai trò thành viên của Khoa Thủy sản trong mạng lưới ASEAN-FEN và thế giới.
Bên cạnh đó, các công tác hợp tác quốc tế khác tiếp tục được phát triển. Đặc biệt, cùng với các đơn vị trong Trường, Khoa thủy sản đã bắt đầu triển khai các hợp phần của dự án Kỹ thuật và dự án vốn vay ODA – JICA lĩnh vực thủy sản, bao gồm nghiên cứu, đào tạo nhân lực, đào tạo sau đại học, nâng cấp và xây dựng phòng thí nghiệm, trạm trại, trang thiết bị, và quản trị. Dự án sẽ được triển khai từ 2015-2022 sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cấp toàn diện Khoa, Trường trong thời gian tới. Ngoài ra, các dự án quốc tế mới được chấp nhận và triển khai là dự án AQUAFISH, Nutrituous Pond, PANGAGEN,và các dự án quốc tế khác (RIP, SUDA, SATREP, TEXCHEM, AQUA-BIOACTIVE) cũng đang được triển khai tốt, nhất là dự án VIDATEC đã hoàn thành.
Trong năm 2016, Khoa Thủy sản đã tiếp tục ký các Bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác (MOU/MOA) với Viện Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản Quốc gia Hàn Quốc, Khoa Khọc học Thủy sản - Trường Đai học Hokkaido - Nhật bản, Viện Nghiên cứu NTTS 2, Công ty Nam Cửu Long, Công ty Hoàn Cầu Việt Nam, MOA giữa CTU-NTOU-Hoàn Cầu và Cty KMP-Hiệp Thanh. Khoa đã cử trên 30 lược cán bộ đi công tác, học tập nước ngoài, cử 27 sinh viên đi trao đổi học thuật với các trường khu vực Đông Nam Á, và tiếp nhận 198 cán bộ, nhà khoa học, sinh viên quốc tế đến làm việc, học tập tại Khoa. Nhìn chung, công tác hợp tác quốc tế luôn được chú trọng thúc đẩy theo hướng đa dạng, đa phương và hiệu quả.
Ngoài ra, các hoạt động quan trọng khác như xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nhân lực, văn hóa thể thao, đoàn thể... cũng luôn được chú trọng tố chức, triển khai hiệu quả và là động lực quan trọng cho phát triển toàn diện của Khoa.
Với đội ngũ 105 cán bộ là giảng viên, nghiên cứu viên, trong đó có 1 Giáo sư, 17 Phó Giáo sư, 34 tiến sĩ, giàu kinh nghiệm, tâm huyết và đoàn kết, Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ đã và đang tiếp tục phấn đấu không ngừng để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hơn nữa cho các hoạt động kế hoạch 2017 cũng như định hướng thời gian tới, góp phần thực hiện tốt sứ mệnh Đào tạo, Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho sự phát triển bền vững ngành thủy sản vùng ĐBSCL và khu vực.
PGS TS Hà Thanh Toàn – Hiệu Trưởng Trường ĐHCT phát biểu khai mạc Hội nghị IFS2016 – tại Phú Quốc 30/10-02/11/2016
Văn nghệ chào mừng Hội nghị IFS2016
Họp thảo luận bàn tròn giữa 18 Trường thành viên ASEAN-FEN và 3 Trường đối tác tại IFS2016 – Phú Quốc
Ký kết MOA giữa Trường Đại học Cần Thơ – Trường ĐH Hải Dương Đài Loan và Công ty Hoàn Cầu tại IFS2016
Dự án VIDATEC xây dựng mô hình nuôi cá tra tiên tiến tại Khoa Thủy Sản
Phát triển nuôi tôm càng xanh vùng nước lợ mặn – hướng quan trọng
Nuôi tôm chân trắng, tôm sú, tôm càng xanh, và một số loài cá áp dụng công nghệ Bioflocs – hướng hiện đại,
sinh thái, thân thiện môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm đang được triển khai tại KTS
Lễ trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ các ngành bao gồm Thủy Sản của Trường
Làm việc cùng các chuyên gia JICA cho dự án nâng cấp Trường ĐHCT
Văn nghệ chào đón tân sinh viên Khóa 42
Thầy Trò Khoa Thủy Sản trong buổi lễ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và tặng học bổng cho sinh viên từ các nhà tài trợ
Cán bộ Khoa Thủy sản tích cực tham gia phong trào thể thao của Trường
Văn nghê hát quốc ca của tập thể Thầy Cô, cán bộ Khoa Thủy Sản
Mô hình Khu phức hợp Phòng thí nghiệm bao gồm lĩnh vực thủy sản
trong Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ, từ năm 2015 đến 2022
-
Trường Thủy sản kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 và trao học bổng cho sinh viên
Chiều ngày 15/11/2024, Trường Thủy sản đã long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), tôn vinh nhà giáo và trao học bổng cho sinh viên vượt khó. Về phía Trường Đại học Cần Thơ, Trường Thủy sản vinh dự đón tiếp GS.TS Nguyễn thanh Phương - Chủ tịch Hội đồng Trườ...
-
Trường Thủy sản chào đón tân học viên chương trình Thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản giảng dạy bằng tiếng Anh (chương trình Quốc tế) Khóa 7
Chiều ngày 1/10/2024, Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã chào đón các tân học viên khóa 7 chương trình Thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản giảng dạy bằng tiếng Anh (Chương trình thạc sĩ quốc tế). GS.TS. Vũ Ngọc Út, Hiệu trưởng Trường Thủy sản cùng một số thầy cô của Trường đã chào đón và nhiệt liệt...
-
Trường Thủy sản kết hợp với Tập đoàn Minh Phú tổ chức buổi giao lưu học thuật “Công nghệ nuôi tôm sinh học MP Bio và Số hóa nuôi tôm”
Công tác nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất luôn được Trường Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ chú trọng. Do đó, Trường luôn tạo điều kiện để sinh viên có nhiều cơ hội cọ sát thực tế thông qua các chương trình tham quan, kiến tập, thực tập thực tế, rèn nghề và giao lưu họ...
- Trường Thủy sản tăng cường hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với Tập đoàn Việt Úc
- Trường Đại học Cần Thơ tiếp và làm việc với Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) Úc về lĩnh vực thủy sản
- Trường Thủy sản sinh hoạt chương trình đào tạo học viên cao học năm 2024 (đợt 1) trong ngày Khai giảng Sau đại học tại Trường Đại học Cần Thơ
- Trường Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì và Công ty Cổ phần Công nghệ AquaDelta
- Tập huấn NGHIÊN CỨU VỀ AN SINH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (Researching Aquatic Animal Welfare)
- Hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo giữa Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ và Tập đoàn Hải Đại