Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

 Tiêu chuẩn 4. Chiến lược giảng dạy và học tập

Các tiêu chí (03)

1. Giảng viên được khuyến khích sử dụng phương pháp giúp sinh viên học tập bằng hành động. Học tập bằng hành động là một quá trình học hỏi và suy nghĩ, cân nhắc liên tục, có sự hỗ trợ của bạn cùng học, nhằm mục đích tạo ra việc học tập có chất lượng ở sinh viên. Thông qua phương pháp này, các giảng viên có thể chia sẻ với nhau thông qua việc giải quyết các vấn đề thực tế và thông qua kinh nghiệm của bản thân. Việc xây dựng chương trình học tập bằng hành động là nhằm vào mục đích cải tiến việc học tập cũng như môi trường học tập của sinh viên. (2.14)

2. Học tập có chất lượng được định nghĩa ở đây là sự chủ động tìm tòi kiến thức do chính sinh viên thực hiện, chứ không đơn thuần là sự tiếp thu những kiến thức do giảng viên cung cấp. Đây là một quan điểm học tập có chiều sâu, qua đó sinh viên tự tạo ra ý nghĩa và sự hiểu biết về thế giới. Theo quan điểm này thì việc giảng dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc học tập.(4.1)

3. Mục đích của giáo dục bậc đại học là hướng vào sinh viên. Chất lượng học tập vì thế phụ thuộc phần lớn vào phương pháp học tập của sinh viên. Cho nên, điều này lại phụ thuộc vào quan niệm của người học rằng họ biết gì về việc học của mình cũng như những chiến lược học tập nào mà họ sẽ sử dụng. (4.2)

4. Chất lượng học tập phụ thuộc vào việc áp dụng các nguyên tắc phù hợp cho việc học ở tuổi trưởng thành. Người học trưởng thành học tập tốt nhất trong môi trường thoải mái, có sự hợp tác, hỗ trợ và thân thiện. Đó là môi trường phù hợp giúp cho người học ở tuổi trưởng thành học tập một các sâu sắc. (4.3)

5. Để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong học tập, các giảng viên cần:

a. Tạo ra một môi trường giảng dạy-học tập sao cho mỗi người học đều tham gia vào quá trình học tập một cách có ý thức.

b. Cung cấp những chương trình đào tạo linh hoạt nhằm giúp người học chọn lựa nội dung học phần, thứ tự các học phần trong chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, phương thức và thời gian học tập sao cho có ý nghĩa nhất đối với từng người. (4.9)

6. Để kích thích sự say mê và các giá trị đối với việc học tập, đồng thời tạo cơ hội phát triển trí tuệ cho người học, các giảng viên cần tạo ra những cơ hội học tập và giao lưu trong đó người học có thể tham gia hết mình cả về trí tuệ lẫn tình cảm. (4.10)

Giải thích

Bộ Tiêu chuẩn chất lượng AUN mô tả một cách chi tiết làm thế nào để xem xét một quá trình học tập, xem xét các yêu cầu của chiến lược của việc dạy và học. Mục đích của giáo dục đại học là nhằm phát triển khả năng tri thức ngày càng cao trong sinh viên, vì thế cần lưu ý các đặc điểm sau để đảm bảo chất lượng học tập:

•  Khả năng tự khám phá tri thức. Người học cần có kỹ năng nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tư liệu do chính mình thu thập, đồng thời hiểu được các chiến lược học tập khác nhau để có thể lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho từng nhiệm vụ học tập cụ thể.

•  Khả năng ghi nhớ kiến thức. Sử dụng phương pháp học tập nhấn mạnh hiểu biết hơn là trí nhớ sẽ giúp người học nhớ kiến thức lâu hơn.

•  Khả năng nhận biết mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới. Chất lượng học tập luôn luôn đòi hỏi người học phải tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

•  Khả năng sáng tạo sự hiểu biết mới. Một người học đạt chất lượng phải biết nhận ra mối quan hệ giữa khối kiến thức của người khác đã học với kinh nghiệm của chính bản thân mình, cũng như với những gì mình đã được học trước đó để hình thành nên những nhận thức mới.

•  Khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề

•  Khả năng diễn đạt kiến thức của mình cho người khác. Việc học tập đạt chất lượng khi người học có khả năng hình thành cũng như diễn đạt một cách rõ ràng và chặt chẽ những suy nghĩ và hành động độc lập của mình.

•  Sự say mê học hỏi. Việc học tập đạt chất lượng khi người học có quan điểm học tập suốt đời.

Những điều kiện cần thiết giúp cho việc học tập đạt chất lượng:

•  Chất lượng học tập chỉ đạt được khi người học sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập – cả về mặt nhận thức lẫn tình cảm.

•  Chất lượng học tập chỉ đạt được khi người học có lý do để học.

•  Chất lượng học tập chỉ đạt khi người học biết liên hệ với các kiến thức đã học.

•  Chất lượng học tập chỉ đạt được khi người học chủ động trong suốt quá trình học tập.

•  Chất lượng học tập chỉ đạt được khi khi người học được học trong một môi trường học tập với đầy đủ sự hỗ trợ.

Tất nhiên là sẽ không có một chiến lược dạy và học nào là hợp lý nhất cho tất cả các trường hợp. Nhưng dù vậy, mỗi chương trình cũng phải có ít nhất một chiến lược dạy và học cho mình.

Câu hỏi

•  Các giảng viên của khoa có chia sẻ cùng một chiến lược dạy và học hay không? Chiến lược này có phù hợp không?

•  Khoa có tăng cường sự đa dạng của môi trường học tập không, bao gồm cả việc trao đổi chương trình?

•  Việc giảng dạy do các khoa/bộ môn khác đảm nhận có đạt yêu cầu?

•  Các phương pháp giảng dạy/hướng dẫn hiện đang sử dụng (tổ chức việc tự học cho sinh viên, sĩ số lớp, tổ chức các seminars, các buổi thực hành) có mang đến sự hài lòng hay không?

•  Công nghệ được sử dụng để hỗ trợ giảng dạy như thế nào?

•  Các chiến lược dạy và học được đánh giá như thế nào? Các phương pháp được lựa chọn có phù hợp với kết quả học tập mong đợi của các học phần không? Các phương pháp sử dụng có đa dạng không?

•  Có bất cứ khó khăn nào (về sĩ số lớp, tài liệu học tập, kỹ năng của giảng viên) gây cản trở nhà trường trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mà nhà trường mong muốn áp dụng hay không?

Nếu hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động cốt lõi của trường:

•  Sinh viên thực sự bắt đầu nghiên cứu từ lúc nào trong chương trình học?

•  Mối liên hệ qua lại giữa học tập và nghiên cứu được thể hiện ra sao trong chương trình?

•  Kết quả nghiên cứu được đưa vào chương trình như thế nào?

Một khía cạnh cụ thể của chiến lược dạy và học là tạo điều kiện thực hành cho sinh viên. Hãy mô tả vai trò của thực tập/thực tế trong chương trình đào tạo:

•  Thực tập-thực tế có phải là một phần bắt buộc của chương trình đào tạo hay không?

•  Số tín chỉ dành cho việc thực tập-thực tế?

•  Việc thực tập-thực tế của sinh viên có cần tuân theo các tiêu chí cụ thể được nêu rõ từ trước hay không?

•  Việc chuẩn bị cho thực tập-thực tế trong chương trình (cả về nội dung, phương pháp lẫn kỹ năng) được thực hiện như thế nào?

•  Mức độ yêu cầu của việc thực tập-thực tế có chấp nhận được không?

•  Việc thực tập-thực tế có bị “nghẽn cổ chai” không? Nếu có thì nguyên nhân là do đâu?

•  Sinh viên được hướng dẫn thực tập như thế nào?

•  Sinh viên được đánh giá ra sao?

Nguồn minh chứng

•  Chiến lược dạy và học

•  Minh chứng cho việc học tập bằng hành động chẳng hạn như đề án, đề tài, thực tập, bài tập nghiên cứu, tham gia thực tế tại cơ sở, v.v…

•  Ý kiến phản hồi của sinh viên

•  Hệ thống học trực tuyến

•  Bản đề cương chi tiết học phần

 




Số lượt truy cập

2273716
Hôm nay
Lượt truy cập
455
2273716