TỔNG QUÁT VỀ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG NAM Á
(AUN - Asean University Network)
Mạng lưới Trường Đại học Đông Nam Á (AUN ) được ra đời vào tháng 11 năm 1995, xuất phát từ cuộc họp thượng định lần thứ 4 của lãnh đạo các quốc gia thành viên ở khu vực Đông Nam Á (ĐNA) vào năm 1992, nhằm thúc đẩy sự thống nhất về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cho khu vực ĐNA. Thông qua mạng lưới các viện trường đại học trong vùng, bước đầu mạng lưới được hình thành theo thỏa thuận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 6 quốc gia trong khu vực với 11 trường đại học của các quốc gia này.
Chiến lược của Mạng lưới các Trường đại học ĐNA là:
- Tập trung vào hợp tác phát triển khu vực
- Xây dựng khung chương trình đào tạo và bằng cấp chung cho các trường thành viên trong mạng lưới
- Tiến tới thống nhất các môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ giữa các trường thành viên trong mạng lưới
- Các nhà khoa học của các trường thành viên trong mạng lưới sẽ tham gia các dự án nghiên cứu ở khu vực ĐNA
- Các giáo sư của một trường thành viên có thể tham gia giảng dạy ở các trường khác trong mạng lưới của các trường thành viên khác.
Tại lần họp đầu tiên của các trường thành viên trong mạng lưới vào tháng 11 năm 1996, các thành viên đã thống nhất xây dựng 4 kế hoạch hoạt động quan trọng ưu tiên gồm:
(i) Trao đổi sinh viên và giảng viên
(ii) Xúc tiến nghiên cứu học tập ở ĐNA
(iii) Xây dựng mạng lưới thông tin
(iv) Hợp tác nghiên cứu
Năm 2007 chính phủ 10 nước ĐNA ra tuyên bố chương trình nghị sự quan trọng về văn hóa xã hội, xây dựng Mạng lưới các trường đại học ĐNA nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác đào tạo và phát triển khu vực để đạt chuẩn toàn cầu, bao gồm 5 lĩnh vực chính:
(1) Tính thích ứng của tuổi trẻ
(2) Hợp tác trong học thuật
(3) Chuẩn hóa và linh động trong hệ thống hợp tác đào tạo
(4) Phát triển chương trình đào tạo và học phần
(5) Tạo mặt bằng chung về chính sách cho khu vực và toàn cầu
Hiện nay mạng lưới AUN có 30 trường đại học thành viên. Ban quản trị gồm có 10 trường đại học đại diện cho 10 quốc gia ĐNA. Việt Nam có 3 Trường đại học là thành viên của AUN, gồm Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố HCM và Trường Đại học Cần Thơ.
Bảng 1: Các quốc gia và các trường thành viên trong mạng lưới ĐNA
STT |
Quốc gia |
Trường thành viên |
1 |
Brunei |
Đại học Brunei Darussalam (http://www.ubd.edu.bn/) |
2 |
Campuchia |
Đại học hoàng gia Phnom Penh (http://www.rupp.edu.kh/) |
3 |
Indonesia |
Đại học Gadjah Mada (http://www.ugm.ac.id/) |
4 |
Lào |
Đại học quốc gia Lào (http://www.nuol.edu.la/) |
5 |
Malaysia |
Đại hoc Malaya (http://www.um.edu.my/) |
6 |
Myanma |
Viện Kinh tế Yangon |
7 |
Philippines |
Đại học De La Salle ( http://www.dlsu.edu.ph/) |
8 |
Singapore |
Đại học quốc gia Singapore (http://www.nus.edu.sg/) |
9 |
Thai Lan |
Đại học Chulalongkorn (http://www.chula.ac.th/) |
10 |
Việt Nam |
Đại học quốc gia Hà Nội (http://www.vnu.edu.vn/) |
Hiện nay, mạng lưới này có 16 đối tác là các trường đại học, tổ chức của các chính phủ gồm:
-
Hiệp hội các quốc gia ĐNA (www.asean.org)
-
Dịch vụ trao đổi học thuật của Đức (www. daad.org)
-
Hiệp hội các trường đại học Châu âu (www.eua.be)
-
Quỹ tài trợ Á-Âu (www.asef.org)
-
Tổ chức giáo dục văn hóa của liên hiệp quốc ở Bangkok Thái Lan http://www.unescobkk.org)
-
Tổ chức phát triển quốc tế Nhật Bản(www.jica.co.jp/English)
-
Quỹ tài trợ của Nhật Bản (www.jpf.go.jp/e)
-
Quỹ tài trợ của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (www.aseanfoundation.org)
-
Bộ giáo dục, văn hóa thể thao và khoa học kỹ thuật của Nhật Bản (www.mext.go.jp/english/)
-
Bộ giáo dục của Hàn Quốc (www.mest.go.kr/main.do)
-
Hội học bổng của Trung Quốc (www.en.csc.edu.cn/)
-
Đại học Malaysia (www.aei.um.edu.my)
-
Bộ Ngoai giao của Hàn Quốc (www.mofat.go.kr/ENG)
-
Ngân hàng phát triển châu á (www.adb.org)
-
Hội đồng giáo dục và đào tạo Châu âu (ec.europa.eu/education)
-
Trường Đại học Cần Thơ tiếp và làm việc với Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) Úc về lĩnh vực thủy sản
Trường Đại học Cần Thơ tiếp và làm việc với Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) Úc về lĩnh vực thủy sản Sáng ngày 09/7/2024, Trường Đại học Cần Thơ đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Tổ chức Nghiên cứu Côn...
-
Trường Thủy sản sinh hoạt chương trình đào tạo học viên cao học năm 2024 (đợt 1) trong ngày Khai giảng Sau đại học tại Trường Đại học Cần Thơ
Trường Thủy sản sinh hoạt chương trình đào tạo học viên cao học năm 2024 (đợt 1) trong ngày Khai giảng Sau đại học tại Trường Đại học Cần Thơ Sáng ngày 07/7/2024, Trường Đại học Cần Thơ long trọng tổ chức Lễ Khai giảng Sau đại học năm 2024 (đợt 1). S...
-
Trường Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì và Công ty Cổ phần Công nghệ AquaDelta
Trường Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì và Công ty Cổ phần Công nghệ AquaDelta Ngày 03/07/2024 Trường Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã có buổi làm việc và ký kết thoản thuận hợp tác với Công t...
-
Tập huấn NGHIÊN CỨU VỀ AN SINH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (Researching Aquatic Animal Welfare)
Tập huấn NGHIÊN CỨU VỀ AN SINH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (Researching Aquatic Animal Welfare) Sáng ngày 24/06/2024, tại Hội trường trung tâm RLC đã khai mạc lớp tập Huấn NGHIÊN CỨU VỀ AN SINH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (Researching Aquatic Animal Welfare)...
- Hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo giữa Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ và Tập đoàn Hải Đại
- [Chương Trình Tuyển Dụng] CHUYÊN VIÊN DINH DƯỠNG TẬP SỰ
- Tọa đàm: Kết nối doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực thủy sản tại Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
- Đại sứ Vương quốc Bỉ đến thăm Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
- Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ tiếp đón đoàn cán bộ và sinh viên Trường Đại học Universiti Putra Malaysia (UPM, Malaysia)