Sáng ngày 12 tháng 7 năm 2025, Trường Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Khí phát thải nhà kính từ các ao nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
Hội thảo đã thu hút gần 80 đại biểu tham dự, bao gồm đại diện của các Chi cục Thủy sản các tỉnh, các viện, trường, doanh nghiệp thủy sản và các hộ dân nuôi tôm.
Hội thảo đã cung cấp thông tin kết quả nghiên cứu ban đầu về khí phát thải nhà kính trong các mô hình nuôi tôm phổ biến hiện nay bao gồm tôm-rừng, tôm-lúa và siêu thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và Bến Tre. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của hai dự án quốc tế: “Từ trang trại đến sông: Nuôi tôm thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (FANTASHRIMP)” và “Quản lý thông minh để giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu lên nuôi tôm bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long (SMARTSHRIMP)", được tài trợ bởi tổ chức VLIR-OUS và G-STIC (FLANDERS, Vương Quốc Bỉ) do Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ và Khoa Sinh học ứng dụng, Đại học Gent thực hiện. Ngoài các nội dung về phương pháp đo đạc khí thải nhà kính và kết quả bước đầu về phát thải khí nhà kính trong các mô hình nuôi tôm, Hội thảo còn được các diễn giả chia sẻ những thông tin về các giải pháp giảm thiểu khí nhà kính qua việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình kết hợp đa loài trong nuôi tôm.
GS.TS. Vũ Ngọc Út phát biểu khai mạc Hội thảo và chia sẻ thông tin về Mô hình kinh tế tuần hoàn trong nuôi tôm
Tiến sĩ Long Hồ (Trường Đại học Ghent), ThS Trần Trung Giang và PGS. TS. Võ Nam Sơn (Trường Thủy sản) chia sẻ phương pháp đo đạc khí phát thải trong ao tôm và vấn đề “Xanh hóa ngành tôm”
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Hội thảo
TỔ CHỨC TÀI TRỢ
https://www.shrimpclimateaction.org/
Tổ Thông tin - Trường Thủy sản