Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kontum, PGS TS Dương Nhựt Long làm chủ nhiệm, đã nghiên cứu nuôi vỗ và cho sinh sản nhân tạo thành công cá niên (Onychostoma sp) tại Huyện KonPlong, Tnh Kontum.

Cá bố mẹ đạt kích cỡ 80-120 con/kg và được cho sinh sản nhân tạo thành công

Cá niên được nuôi vỗ trong ao, sau 4 tháng, cá bố mẹ đạt kích cỡ 80-120 con/kg và được cho sinh sản nhân tạo thành công. Cá có sức sinh sản khá cao, dao động từ 72.126 – 81.724 trứng/kg cá cái. Trứng được ấp nhân tạo và có tỉ lệ trứng thụ tinh đạt khá cao trên 86% và tỉ lệ nở trên 50%. Cá bột được ương trong ao.

Trứng cá niên đang ấp

Nuôi vỗ cá niên trong ao

Cá niên hay còn gọi là cá sỉnh, sỉnh gai, cá mác, cá cai-lin…là loài cá quí hiếm xếp ở nhóm 2 loài thủy sản nước ngọt nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam (2007). Tài liệu từ Trung tâm nghiên cứu nhiệt đới Việt – Nga (2006 – 2007) cho thấy, cá niên phân bố nhiều trong các thủy vực sông, suối miền núi ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên. Đây là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị thương phẩm cao, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Những năm gần đây, do mức độ khai thác loài cá này ngoài tự nhiên ngày một gia tăng, sản lượng cá có xu hướng giảm nhanh chóng.

Người dân khai thác cá niên ở suối

Thành công bước đầu của đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần quan trong trong phát triển qui trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá niên để ứng dùng vào sản xuất ở Tỉnh Kontum nói riêng, khu vực miền Trung và vùng sông suối miền núi nói chung trong thời gian tới.

 
Tin và ảnh: Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ


Số lượt truy cập

2272027
Hôm nay
Lượt truy cập
635
2272027