BỘ MÔN BỆNH HỌC THỦY SẢN
Bộ môn Bệnh học thuỷ sản được thành lập vào năm 2006. Nhiệm vụ của bộ môn là thực hiện việc giảng dạy các môn học chuyên môn liên quan đến sinh học, di truyền và bệnh học thuỷ sản cho sinh vện bậc đại học và sau đại học....
Chức năng - nhiệm vụ: Nhiệm vụ của bộ môn là thực hiện giảng dạy, nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật chuyên môn liên quan đến sinh học và bệnh học thuỷ sản cho sinh viên.
Tổ chức: Bộ môn có 10 cán bộ giảng dạy, 5 cán bộ nghiên cứu và 1 chuyên viên; trong đó có 5 tiến sĩ, 5 thạc sĩ (2 là nghiên cứu sinh) và 6 đại học.
Đào tạo: Bộ môn giảng dạy các môn về quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản cho sinh viên đại học các ngành như nuôi trồng thuỷ sản, nông học, quản lý nghề cá, sinh học biển. Giảng dạy các môn học chuyên sâu về bệnh đông vật thuỷ sản cho sinh viên chuyên ngành Bệnh học thuỷ sản. Giảng dạy môn quản lý dịch bệnh thuỷ sản cho cao học Nuôi trồng thuỷ sản.
Nghiên cứu khoa học: các nghiên cứu tập trung vào sinh học và bệnh học ở động vật thuỷ sản, và ứng dụng cộng nghệ sinh học trong nuôi thuỷ sản. Các nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề về dịch tễ học, phát triển phương pháp chẩn đoán, nghiên cứu phương pháp phòng trị và quản lý bệnh hiệu quả.
Tập huấn: các khoá tập huấn ngắn hạn với các nội dung liên quan đến kỹ thuật chẩn đoán, phòng và trị bệnh ở thuỷ sản như: xét nghiệm WSSV, YHV, GAV trên tôm sú bằng kỹ thuật hiện đại như PCR, mRT-PCR. Chẩn đoán, phân lập, định danh mầm bệnh trên tôm cá bằng kỹ thuật mô học, sinh hóa, KIT, kháng sinh đồ,..
Cơ sở vật chất: bộ môn được trang bị một hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại và hoàn chỉnh phục vụ nghiên cứu về ký sinh trùng, vi khuẩn, mô bệnh học, sinh học phân tử và miễn dịch học ỏ động vật thuỷ sản. Ngoài ra còn có hệ thống phòng thí nghiệm cảm nhiễm.
Liên hệ