Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

 Tiêu chuẩn 9. Hỗ trợ và tư vấn sinh viên 

Các tiêu chí (02)

1. Quá trình học tập của sinh viên được giám sát và ghi nhận một cách có hệ thống; thông tin đánh giá được phản hồi trở lại cho sinh viên và những giải pháp cải thiện được đưa ra ngay khi cần thiết.(3.8)

2. Nhằm cung cấp một môi trường học tập thuận lợi, đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên, giảng viên cần cố gắng tối đa trong khả năng của mình để tạo ra không chỉ môi trường vật chất hỗ trợ phù hợp với các hoạt động học tập, mà còn chú trọng cả môi trường tâm lý và xã hội. (5.1)

Giải thích

Việc giám sát và hỗ trợ sinh viên như thế nào sẽ rất cần thiết cho nghề nghiệp sau này của sinh viên. Bộ Tiêu chuẩn chất lượng AUN xác định rằng nhà trường phải đảm bảo có các môi trường vật lý, vật chất, xã hội và tâm lý tốt.

Câu hỏi

•  Khoa có hình thành hệ thống để:

Ghi nhận sự tiến bộ của sinh viên

Theo dõi sinh viên tốt nghiệp (VD: khảo sát…)

•  Dữ liệu của hệ thống giám sát được sử dụng như thế nào?

•  Các cán bộ và giảng viên đóng vai trò như thế nào trong việc cung cấp thông tin và hướng dẫn sinh viên?

•  Các cán bộ và giảng viên đóng vai trò gì trong việc khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động của Khoa/đơn vị?

•  Thông tin để cung cấp cho các sinh viên tương lai (sinh viên tiềm năng) được thiết lập ra sao? Khoa/đơn vị có chú trọng đến những yêu cầu liên quan đến quá trình đào tạo của người học trước đây hay không? Các chương trình đào tạo có gây ấn tượng cho các sinh viên tương lai không? Những thông tin này có được đánh giá hay không? Nếu có, kết quả dùng để làm gì?

•  Sinh viên được cung cấp thông tin về các điều kiện và thiết bị học tập như thế nào? Việc cung cấp thông tin này có liên quan chặt chẽ đến chương trình đào tạo ra sao?

•  Sự tiến bộ trong học tập của sinh viên có được ghi nhận hay không? Những kết quả được ghi nhận này có chỉ ra những vấn đề mà sinh viên cần chú trọng hay không? Những trường hợp “có vấn đề” được Khoa/đơn vị tiếp cận lần đầu tiên là vào lúc nào? Sự tiếp cận này có dẫn đến việc phụ đạo và/hoặc những hoạt động ngăn ngừa đối với từng sinh viên hoặc đối với việc xây dựng chương trình hay không?

•  Việc hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất có được đặc biệt chú trọng hay không? Nếu có, điều đó được thực hiện ra sao?

•  Khoa/đơn vị có chú trọng đến sự tiến bộ trong học tập của sinh viên hay không?

•  Khoa/đơn vị có những thiết bị/điều kiện hỗ trợ học tập đặc biệt để nâng cao kỹ năng học tập của những sinh viên gặp khó khăn trong việc học hay không? Những thiết bị này do Khoa/đơn vị quản lý, hay được quản lý ở cấp cao hơn (cấp trường chẳng hạn)? Thông tin về những thiết bị/điều kiện hỗ trợ học tập này được thiết lập ra sao?

•  Khoa/đơn vị có quan tâm đến việc hướng dẫn riêng cho các sinh viên năm cuối (senior students) hay không?

•  Khoa/đơn vị có hỗ trợ gì cho sinh viên trong việc hoàn tất đồ án tốt nghiệp? Một sinh viên gặp khó khăn trong quá trình thực tập-thực tế hoặc thực hiện đồ án tốt nghiệp sẽ được giúp đỡ ra sao?

•  Sinh viên được cố vấn ra sao về những vấn đề như lựa chọn học phần, thay đổi học phần, tạm ngưng học hoặc thôi học?

•  Sinh viên có được cung cấp thông tin về triển vọng nghề nghiệp hay không?

•  Sinh viên có điều kiện làm quen với thị trường lao động thông qua thực tập-thực tế, các khóa học ứng dụng, hoặc những biện pháp tương tự hay không?

•  Cấu trúc chương trình đào tạo góp phần vào thái độ học tập chủ động của sinh viên ở mức độ nào?

•  Chương trình đào tạo thúc đẩy sự đầu tư của sinh viên vào việc học ở mức độ nào?

•  Khoa/đơn vị có hài lòng với các công cụ sẵn có dùng để cải thiện sự tiến bộ trong học tập của sinh viên hay không? (…) Các công cụ đó được dùng như thế nào?

Nguồn minh chứng

•  Bộ máy/cơ chế báo cáo và phản hồi về sự tiến bộ của sinh viên.

•  Sự cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh viên cấp trường và cấp khoa

•  Kế hoạch rèn luyện, tư vấn cho sinh viên

•  Ý kiến phản hồi của sinh viên

 




Số lượt truy cập

2280702
Hôm nay
Lượt truy cập
717
2280702