Tiêu chuẩn 6. Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy 

Các tiêu chí (10)

1. Giảng viên ở bậc đại học phải có những khả năng sau:

a. Thiết kế được một chương trình giảng dạy và học tập chặt chẽ, đồng thời thực hiện được chương trình này;

b. Áp dụng nhiều phương pháp dạy và học,và chọn lựa phương pháp thích hợp nhất để đạt được kết quả học tập mong đợi;

c. Sử dụng và phát triển nhiều loại phương tiện truyền thông trong dạy học;

d. Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá việc học của sinh viên phù hợp với những kết quả học tập dự kiến;

e. Tự giám sát và đánh giá việc giảng dạy cũng như chương trình giảng dạy của chính mình;

f. Có suy nghĩ, cân nhắc kỹ về việc thực hành giảng dạy của chính mình;

f. Xác định các nhu cầu và xây dựng các kế hoạch phát triển liên tục. (2.13)

2. Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu, xét theo các yêu cầu tổng hợp cả về bằng cấp, kinh nghiệm, khả năng, tuổi tác, v.v. (2.1)

3. Việc tuyển chọn và nâng bậc cho giảng viên dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực như giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ. (2.3)

4. Vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong đội ngũ cán bộ được xác định và được mọi người hiểu rõ.(2.4)

5. Việc phân công nhiệm vụ dựa trên cơ sở bằng cấp, kinh nghiệm và khả năng phù hợp của cán bộ.(2.5)

6. Việc quản lý thời gian và cơ chế khen thưởng nhắm đến mục tiêu thúc đẩy chất lượng giảng dạy và học tập.(2.6)

7. Mọi cán bộ đều có trách nhiệm giải trình với Chủ sở hữu của nhà trường (Chính phủ, Hội đồng Quản trị, Tổ chức sáng lập), thông qua Hiệu trưởng và các đối tượng có liên quan, có lưu ý đến quyền tự do về học thuật của các giảng viên. (2.9)

8. Có sự chuẩn bị dự phòng đối với những vấn đề như thẩm định, tư vấn, và sắp xếp lại nhân sự.(2.10)

9. Những quyết định về nhân sự như cho thôi việc, nghỉ hưu, và các phúc lợi xã hội đều được lên kế hoạch sẵn và thực hiện tốt. (2.11)

10. Việc đánh giá cán bộ được thực hiện thường xuyên dựa trên một kế hoạch xây dựng từ trước và sử dụng những biện pháp công bằng và khách quan trên tinh thần hướng đến sự cải thiện. (2.12)

Giải thích

• Giảng viên là tài nguyên học tập quan trọng nhất và có giá trị nhất đối với sinh viên. Điều quan trọng là các giảng viên cần có kiến thức và hiểu biết đầy đủ về bộ môn mình đang giảng dạy, có các kỹ năng cần thiết và kinh nghiệm giảng dạy để truyền đạt, trao đổi những kiến thức và hiểu biết đó cho sinh viên một cách hiệu quả trong môi trường dạy học, và có thể lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về việc giảng dạy của mình

• Chất lượng của trường/khoa không chỉ dựa vào chương trình đào tạo, mà còn phải dựa vào chất lượng của giảng viên. Chất lượng của giảng viên bao gồm trình độ bằng cấp chuyên môn, thành thạo về môn học, kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy và đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ giảng dạy bao gồm tất cả giáo sư, giảng viên, giảng viên thỉnh giảng cả bán thời gian và toàn thời gian. Bộ hướng dẫn đảm bảo chất lượng AUN (AUN-QA guidelines) đặt ra các tiêu chí để đảm bảo chất lượng cán bộ giảng dạy. Chúng ta phải xem lại rằng trường đã đáp ứng được các tiêu chí này tới mức độ nào. Vì thế, chúng ta phải nhìn lại lực lượng cán bộ (số lượng) và chất lượng bằng cấp chuyên môn của họ.

Số lượng cán bộ / giảng viên và bằng cấp

Sử dụng Bảng 1 dưới đây, hãy nêu số lượng cán bộ, giảng viên của đơn vị. Nếu có những vị trí còn khuyết, hãy nêu trong một bảng riêng, và nêu rõ ngày mà các vị trí đó cần được bổ sung. Nêu rõ tỷ lệ giảng viên/sinh viên và tỷ lệ giảng viên/học viên cao học theo Bảng 2.

 

Bảng 1: Bảng thống kê cán bộ, giảng viên (Xin nêu rõ ngày cấp số liệu)

 

Nam

Nữ

Tổng số

Tỉ lệ có bằng tiến sĩ

 

 

 

Số lượng

(FTEs)*

 

Giáo sư

 

 

 

 

 

Phó giáo sư

 

 

 

 

 

Giảng viên toàn thời gian

 

 

 

 

 

Giảng viên bán thời gian

 

 

 

 

 

Giảng viên/giáo sư thỉnh giảng

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

(*) FTE là viết tắt của Full Time Equivalent: số lượng CB giảng viên quy đổi thành giảng viên toàn thời gian.  Đây là một đơn vị tính mức đầu tư thời gian vào công việc. 1 FTE tuơng đương với 40 giờ làm việc một tuần (tương đương thời gian làm việc toàn thời gian). Một cán bộ giảng viên làm việc 8 giờ/tuần sẽ tương đương với 0.2 FTE.

 

Bảng 2: Tỷ lệ giảng viên/sinh viên và tỷ lệ giảng viên/sinh viên cao học (nêu rõ năm)

Tổng số FTE của giảng viên (*)

Tổng số sinh viên

Tổng số học viên cao học

Tổng số sinh viên tính trên một FTE của giảng viên

Tổng số sinh viên cao học tính trên một FTE của giảng viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*) Ước lượng thực tế số FTE của giảng viên

Số sinh viên: lấy số liệu đăng ký theo chương trình vào đầu năm học. Nếu số liệu của năm vừa qua không mang tính đại diện thì nên nêu rõ số đại diện phải là như thế nào. Tại sao?

Câu hỏi

•  Cán bộ giảng viên có đủ phẩm chất và năng lực cho công việc của họ không?

•  Khả năng và trình độ của đội ngũ giảng viên có đủ để thực hiện chương trình không?

•  Khoa/đơn vị có cảm nhận khó khăn nào liên quan đến nhân lực không? Về độ tuổi của cán bộ giảng viên? Những vị trí còn khuyết nhưng khó tìm người? Tỷ lệ và số lượng cán bộ giảng viên có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ ra sao? Những khó khăn trong việc thu hút cán bộ có trình độ là gì?

•  Khoa/đơn vị có chính sách gì trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu?

•  Khoa/đơn vị có cố gắng mời các giáo sư tham gia giảng dạy ở trình độ cơ bản hay không?

•  Khoa có chính sách gì để thu hút sự tham gia vào các seminars, hướng dẫn tiểu luận cuối học phần/khóa học, và thực tập-thực tế hay không?

•  Số tiết dạy bình quân của giảng viên? Tỷ lệ giảng viên/sinh viên? Tỷ lệ giảng viên/sinh viên sau đại học?

Quản lý đội ngũ cán bộ

•  Việc quản lý đội ngũ của Khoa có được nêu ra thành những quy định cụ thể và rõ ràng hay không?

•  Việc tuyển dụng giảng viên có dựa trên cơ sở kinh nghiệm của họ trong việc giảng dạy và nghiên cứu không?

•  Khoa/đơn vị có hệ thống đánh giá giảng viên hay không?

•  Bằng cấp và các hoạt động giảng dạy của giảng viên đóng vai trò như thế nào trong nghề nghiệp của giảng viên?

•  Khoa/đơn vị đánh giá ra sao về chính sách nhân sự của mình cho đến nay?

•  Trong tương lai dự kiến sẽ có những phát triển gì?

•  Giảng viên được chuẩn bị ra sao để thực hiện công việc giảng dạy của mình?

•  Khoa/đơn vị có thực hiện hướng dẫn và đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên hay không?

Nguồn minh chứng

•  Tiêu chí tuyển dụng giảng viên

•  Chất lượng/ bằng cấp giảng viên

•  Nhu cầu và kế hoạch đào tạo

•  Hệ thống đánh giá thông qua đồng nghiệp

•  Kế hoạch nghề nghiệp

•  Phản hồi của sinh viên

•  Hệ thống công nhận và khen thưởng

•  Khối lượng công việc của cán bộ

•  Sự phân bổ vai trò và nghĩa vụ

•  Kế hoạch, chính sách thôi việc, nghỉ hưu

 


Số lượt truy cập

2272538
Hôm nay
Lượt truy cập
1146
2272538